Giỏ hàng

FAQs về Kem Chống Nắng (Phần 1)

Cùng tìm hiểu về Kem Chống Nắng để có phương pháp chọn lựa đúng, sử dụng đủ và hiệu quả giúp bảo vệ da và chống lão hoá nhé.

Theo như những nghiên cứu về tác hại của tia UV với làn da, thì chúng là nguyên nhân gây già hoá da đến 90% so với các yếu tố ngoại cảnh tác động lên da. Vì tia UV phá huỷ protein trên da khiến da lão hoá nhanh, và từ đó gây ra các hậu quả như nám, đốm nâu và nếp nhăn. 

Có rất nhiều câu hỏi xoay quanh vấn đề Kem Chống Nắng mà Aruba nhận được hàng ngày, vì thế chúng mình sẽ tổng hợp lại những kiến thức cơ bản và ngắn gọn nhất trong các phần Hỏi & Đáp về Kem chống nắng để các bạn tiện tham khảo:

1/ Có mấy loại Kem chống nắng?

Tính đến nay, có 2 loại Kem chống nắng là Kem chống nắng Vật lý & Kem chống nắng Hoá học. 

Kem chống nắng Vật Lý hiện được chiết xuất từ 02 thành phần chống nắng là titanium dioxide và zinc oxide, hoạt động dựa trên cơ chế tạo lớp màng bảo vệ chống lại các tia UV, ngăn không cho chúng thâm nhập vào da. Tên gọi phổ biến cho Kem chống nắng Vật lý là Sunblock hoặc Inorganic sunscreen

Kem chống nắng Hoá học được chiết xuất từ các thành phần như oxybenzone, octinoxate, octisalate, avobenzone, mexoryl SX... trong đó 2 thành phần avobenzone và mexoryl sx được EWG cấp chứng chỉ xanh là an toàn hơn so với các thành phần khác (EWG, 2020). Cơ chế hoạt động của Kem chống nắng hoá học là hấp thụ các tia UV rồi giúp phân huỷ chúng, sau đó sẽ bài tiết qua da. Tên gọi phổ biến cho Kem chống nắng Hoá học là Sunscreen, hoặc Organic Sunscreen. 

2/ Broad Spectrum, UVA, UVB, SPF, PA,  là gì?

Broad Spectrum: thể hiện độ rộng quang phổ. Nếu trên bao bì có ghi broad spectrum thì thể hiện khả năng chống tia UVA và UVB

UVB: Là loại tia có bước sóng 290-320nm, thường gây tổn hại đến lớp biểu bì của da, phá vỡ cấu trúc hàng rào bảo vệ, gây đỏ hoặc cháy da.

UVA: Là loại tia có bước sóng dài hơn từ 320 - 400 nm, có khả năng xuyên qua hàng rào bảo vệ, sâu hơn và làm phá vỡ cấu trúc collagen, gây ra đốm nâu, nếp nhăn.

PA: là thuật ngữ chỉ khả năng chống lại tia UVA, xuất phát từ cụm từ Protection Factor of UVA. UVA hiện có 4 cấp độ từ + đến ++++.  Hiện nay, các loại kem chống nắng cung cấp chỉ số lọc tia UVA khá lâu trên da, khoảng 4-8h đối với loại PA++, 8-12h với loại PA+++, hay 16h với loại PA++++.

SPF: sun protection factors chỉ khả năng chống lại tia UVB, theo hướng dẫn của FDA thì kem chống nắng có SPF tối thiểu là 30 hoặc hơn để đảm bảo khả năng ngăn tia UV xuyên qua da. Bạn nên sử dụng kem chống nắng với chỉ số SPF từ 50 trở lên nếu phải di chuyển, tham gia các hoạt động ngoài trời, hoặc làm việc nhiều với máy vi tính.

 3/ Khi nào nên sử dụng Kem chống nắng?

Bạn nên sử dụng Kem chống nắng tất cả các ngày, không kể nắng, mưa... hay không ra ngoài. Việc sử dụng kem chống nắng tất cả trong ngày giúp bạn bảo vệ da tốt nhất. 

4/ Dùng bao nhiêu Kem chống nắng thì đủ?

Thông thường, chúng ta thường ái ngại việc thoa đủ kem chống nắng. Theo những nghiên cứu và tổng kết của các bác sĩ da liễu thì bạn nên thoa cỡ 1/2 thìa cafe kem chống nắng cho toàn bộ khuôn mặt, vành tai và cổ.

Nếu thoa 2 cánh tay thì nên dùng 1 thìa cafe kem chống nắng. Vào những ngày đi biển thì lượng kem chống nắng cho toàn bộ cơ thể cần 4 thìa cafe kem chống năng.

Bạn nên thoa kem chống nắng ở bước sau cùng của quá trình dưỡng ẩm ban sáng, và chờ cho kem thẩm thấu ít nhất 15 phút trước khi ra ngoài. Với kem chống nắng vật lý bạn có thể rút ngắn thời gian cỡ 5 phút nhưng phải đảm bảo kem đã khô và thẩm thấu đều trên mặt. 

Ngoài ra bạn nên thoa lại kem sau 2h, để đảm bảo khả năng chống nắng được tốt nhất.

5/ Loại kem chống nắng nào phù hợp với tôi?

Có rất nhiều loại kem chống nắng với các thành phần dưỡng da đi kèm hiện nay. Tuy nhiên, dạng kết cấu kem sẽ giúp các bạn chọn được loại phù hợp nhất.

Dạng kem thì phù hợp nhất với da khô và dùng cho mặt 

Dạng gel, dạng lỏng thì phù hợp với da dầu hoặc hỗn hợp

Dạng xịt thì phù hợp với da toàn thân hơn là da mặt. Lưu ý khi dùng kem chống nắng dạng xịt cho mặt thì nên xịt ra tay và thoa đều lên mặt. Nhược điểm của Kem chống nắng dạng xịt là chúng ta thường không định lượng chuẩn được liều lượng đủ khi thoa.

Dạng thỏi thì phù hợp với mặt và các đường cong trên mặt, hoặc vùng mắt

Kem chống nắng vật lý thì phù hợp với các làn da nhạy cảm, dễ kích ứng hoặc bà bầu hơn Kem chống nắng hoá học

Kem chống nắng vật lý được cho là an toàn với môi trường hơn Kem chống nắng hoá học, đặc biệt với môi trường biển.

Tuy nhiên, việc chọn Kem chống nắng phù hợp với da và cần chú ý tới các chỉ số chống nắng sẽ là điều chúng mình cần ưu tiên nhé.

Trong các phần tiếp theo của FAQs về Kem chống nắng chúng mình sẽ cùng bàn về các thành phần rõ hơn để các bạn nhanh chóng đọc được các thành phần một cách hiệu quả nhé!

Chúc các bạn luôn xinh và nhớ Thoa kem chống nắng mỗi ngày nhé!

Love you,

Aruba Clean Beauty 

SẢN PHẨM THAM KHẢO

0793778688
Facebook Instagram Top
Wishlist 0
Danh sách sản phẩm yêu thích ×